Hiện tượng ẩm thấm tường ở các công trình nhà ở, chung cư hay tại các hạng mục xây dựng cao cấp xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Tình trạng thấm tường không chỉ đánh mất mỹ quan mà thậm chí có là nguyên nhân khiến cấu trúc công trình bị xuống cấp nhanh chóng dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Vậy nên đây chính là một trong những vấn đề nan giải của nhiều người.
Để giúp quý khách hàng tìm ra giải pháp giải quyết hiệu quả, Nano tin phat xin giới thiệu đến bạn các kỹ thuật chống thấm nhà mới xây, tường nhà cũ vừa triệt để vừa nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường nhà
Môi trường khí hậu
Theo khảo sát về địa chất cho thấy bởi ảnh hưởng của đặc trưng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa với thời tiết nắng nóng mưa nhiều và nhiệt độ giữa mùa trong năm chênh lệch khá rõ rệt tại Việt Nam, vậy nên nhiều công trình dễ xảy ra hiện tượng thấm dột khiến cấu trúc vật liệu bị phá hủy. Ngoài ra dưới tác động của độ ẩm sẽ tạo ra những mảng nấm mốc, ố vàng làm giảm tính mỹ quan công trình.
Chất lượng vật liệu xây dựng
Một sự thật chắc hẳn ai cũng đồng tình chính là những hạng mục xây dựng được quét xi măng tinh trực tiếp lên tường nhằm mục đích chống thấm cho ngôi nhà. Được biết xi măng có bản chất hút nước rất mạnh. Nếu xảy ra hiện tượng thủy hóa thì xi măng sẽ bị biến tính và tạo ra các thành khoáng cứng chắc. Tiếp đến các hạt xi măng khô lại len vào khe hở lớp vữa giúp lấp đầy lỗ rỗng, tăng độ khít chặt của tường đồng nghĩa là tăng khả năng chống thấm.
Thế nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và không có hiệu quả cao nếu diễn ra trong thời gian kéo dài. Vậy nên để giải quyết triệt để tình trạng thấm tường cần tìm đến các vật liệu chuyên dụng như sơn chống thấm gốc acrylic. Nếu chọn đúng vật liệu phù hợp và chất lượng thì bức tường sẽ được bảo vệ cẩn thận dưới mọi tác động thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Kỹ thuật thi công
Hầu hết các công trình được xây dựng từ vật liệu chính là bê tông. Thế nhưng bê tông có tính chất đàn hồi, linh hoạt giãn nở hoặc đặc chắc. Trong trường hợp quá trình thi công trộn bê tông không đúng tiêu chuẩn về quy trình và tỷ lệ thì công trình sẽ dễ bị nứt. Từ đó tạo điều kiện cho những thấm ẩm len lỏi vào và lan rộng vết thấm ra khắp tường nhà.
Vậy nên trong quá trình thi công đòi hỏi đội ngũ xây dựng cần thực hiện đầy đủ, chi tiết và nắm vững địa chất của khu vực xây dựng công trình để tránh sai sót trong thiết kế kết cấu thiết yếu của công trình.
Kỹ thuật chống thấm tường hiệu quả và triệt để
Kỹ thuật chống thấm tường nhà mới xây
Đối với tường bên trong nhà
Đối với những căn nhà mới xây thì quá trình thi công chống thấm ngay từ đầu sẽ diễn ra đơn giản, dễ dàng hơn. Bởi vị tại thời điểm này cấu trúc của vật liệu xây dựng chưa bị thay đổi bởi thời gian và môi trường vậy nên hoàn toàn chưa xuất hiện dấu hiệu thấm ướt và các mảng bong tróc, ố vàng.
Để chống thấm bức tường phía trong của những căn nhà mới xây, chúng ta chỉ cần chuẩn bị bột trét tường, sơn lót và quan trọng là sơn chống thấm kèm thêm các dụng cụ chuyên dụng như chổi quét, thanh lăn.
Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu, tiến hành phủ kín bề mặt cần chống thấm bằng bột trét tường. Tiếp đến làm phẳng và nhẵn mịn bằng lớp sơn lót, cuối cùng là phủ lớp sơn chống thấm tường rồi chờ khô là bạn đó có thể yên tâm không cần lo lắng về vấn đề thấm dột tường.
Đối với tường bên ngoài nhà
Bởi vì bên ngoài chịu tác động trực tiếp của tác nhân nắng, gió, mưa nên công đoạn thi công chống thấm cần đầu tư thực hiện chỉn chu, kỹ càng hơn.
Cũng như đối với tường bên trong, bạn cần chuẩn bị vật liệu bê tông, xi măng, cát để tạo ra hỗn hợp hồ vữa chống thấm. Ngoài ra có thể quét phủ trực tiếp chất chống thấm tường chuyên dụng như sơn lên bề mặt tường bê tông mới xây để ngăn cản nước thấm ngay từ bên ngoài vào trong.
Kỹ thuật chống thấm tường nhà cũ
Bước 1: Tiến hành xử lý loại bỏ lớp tường bị ẩm mốc, ở công đoạn này đòi hỏi bề mặt tường phả được chà sát thật sạch. Sau đó dùng máy xịt áp lực hoặc máy hơi để xịt sạch bụi bẩn còn bám trên bề mặt tường.
Bước 2: Trong điều kiện thời tiết lý tưởng không quá nóng hoặc gặp mưa thì tiến hành xử lý bề mặt tường, trần bằng cách sử dụng giấy ráp đồng thời áp dụng kỹ thuật mài tinh, mài thô trước khi phủ sơn mới giúp tăng độ bám dính. Tiếp đến quét lớp sơn phủ lên bề mặt bằng chổi hoặc thanh lăn. Đặc biệt lưu ý phải chờ đến khi lớp sơn trước khô hoàn toàn thì mới đi đến sơn lớp tiếp theo (thường cách nhau 4 – 6 tiếng tùy dòng sơn).
Bước 3: Chìa khóa để giải quyết vấn đề chống thấm chính là sử dụng kỹ thuật sơn chống thấm. Nhờ có sự đóng góp của lớp sơn chống thấp vậy nên đảm bảo mọi công trình đều được bảo vệ tốt nhất.
Kết luận
Từ những kỹ thuật được Nano tin phat chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách có thể tham khảo được nhiều thông tin hữu ích từ đó tìm ra phương pháp chống thấm tường nhà mới xây, tường nhà cũ triệt để hiệu quả và tiết kiệm nhất để xử triệt để tình trạng thấm nước trong căn nhà.